Bệnh nhân được nhập khoa truyền nhiễm điều trị, truyền dịch, hồi sức, dùng kháng sinh đường ruột và vitamin. Hiện tại bệnh nhân đã tạm ổn định và tiếp tục được điều trị, chăm sóc theo dõi sát.
Theo Bác sĩ Đặng Như Hà trưởng khoa Truyền nhiễm cho biết từ giữa năm 2016 đến nay khoa đã ghi nhận 02 trường hợp ngộ độc do ăn phải giống “sâm” này. Cả hai trường hợp khi nhập khoa đều có những triệu chứng điển hình như đau đầu nhiều, buồn nôn và nôn kèm theo đi ngoài phân lỏng liên tục. Nếu không kịp thời đưa vào các cơ sở y tế để khám và điều trị có thể sẽ gây nguy hiểm đến sức khỏe. Và Bs Đặng Như Hà cũng khuyến cáo người dân không nên tự ý dùng các loại củ, các giống cây mà chưa nắm rõ các thông tin về nó như: công dụng, các bộ phận có thể dùng, cách sử dụng.
Qua tìm hiểu người nhà được biết loại "sâm" mà bệnh nhân sử dụng thực chất là loài Thương lục Mỹ (Common pokeweed, Garget, Inkberry, Pigeonberry, Virginian poke, 垂序商陆 chui xu shang lu…), có tên khoa học là Phytolacca americana L. (họ Thương lục Phytolaccaceae) và rất không may là chúng có độc. Cây này có nguồn gốc ở Bắc Mỹ, hiện nay mọc hoang hóa phổ biến ở cả châu Á và châu Âu.
Bộ phận được mọi người sử dụng làm thuốc là rễ củ, lại chính là phần chứa chất độc. Độc tính trong củ Thương lục là do các chất Phitolacin, Phitolacatoxin. “Khi dùng quá liều Thương lục gây ngộ độc, xuất hiện sau khi dùng 20 phút đến 3 giờ. Ngộ độc nhẹ thì thân nhiệt tăng, tim đập nhanh, thở mạnh, nôn mửa, đau bụng, hoảng hốt, nói lảm nhảm. Liều lớn gây liệt thần kinh, hôn mê, thở khó, hạ huyết áp, tim ngừng đập gây TỬ VONG”. Biện pháp giải độc là dùng thuốc trợ sức. Kinh nghiệm dân gian dùng cam thảo sống, đậu xanh giã dập pha với nước sôi hoặc sắc uống để giải độc.
Mặc dù Thương lục được sử dụng làm thuốc trong Y học cổ truyền để chữa nhiều bệnh (tất nhiên là không dùng để làm thuốc bổ như Sâm), tuy nhiên khi sử dụng người ta thường chế với giấm hoặc cam thảo để giảm bớt độc tính của Thương lục.
Tác giả bài viết: Trần Văn Khoát
Ý kiến bạn đọc
Bệnh viện đa khoa huyện Đức Thọ được thành lập vào năm 1957, tiền thân là bệnh xá Linh Cảm gồm 30 giường bệnh. Giai đoạn từ 1957 đến 1962: Do Bs Nguyễn Huy Thiệu làm Bệnh xá Trưởng Giai đoạn từ 1962 đến 1968: Do Bs Nguyễn Văn Dậu Làm Giám đốc Giai đoạn từ 1968 đến 1973: Do Bs...