Bệnh viện Đa khoa huyện Đức Thọ

http://benhvienductho.vn


Chuyên gia tim mạch chỉ rõ những dấu hiệu người Tăng huyết áp phải đến viện ngay

THA được mệnh danh là kể giét người tham lặng, bởi hầu hết các bệnh nhân không hề có triệu chứng gì, và khi mà có triệu chứng trên lâm sàng thì đã là biến chứng, ví dụ như khó thở do suy tim, đau ngực do suy vành hoặc tê biến nửa người, do tai biến. Đây là biến chứng trầm trọng không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng cuốc sống, tuổi thọ, kinh tế gia đình mà rộng hơn ảnh hưởng đến cả kinh tế xã hội. Do đó, kiểm soát huyết áp, thay đổi lối sống và điều trị huyết áp theo khuyến cáo của thầy thuốc luôn được các chuyên gia khuyến cáo.

THA gây biến chứng đột quỵ là đáng ngại nhất

Theo GS.TS Nguyễn Quang Tuấn, Giám đốc BV Tim Hà Nội, đột quỵ chia ra rất nhiều thế khác nhau như nguyên nhân đột quỵ do vữa xơ mạch máu, do thuyên tắc mạch, như bị rung nhĩ,  tạo thành máu đông trong tim và nó trôi theo mạch máu gây ra tắc mạch và đột quỵ do THA . Tuy nhiền tỷ lệ cao và đáng ngại nhất vẫn là biến chứng của THA. Điều đáng nói là tùy từng mức độ khác nhau có thể rất nhiều người bị tai biến nhưng lại không có triệu chứng, chỉ phát hiện khi chúng ta chụp citi thấy có ổ khuyết ở trong não  thì biết rằng đã có đợt tai biến nhỏ xẩy ra. Điều này cảnh báo cho bệnh nhân thấy cần phải quan tâm hơn đến huyết áp của mình để tránh cơn đột quỵ nặng hơn.

GS. Tuấn cũng cho biết thêm, khi người bệnh thấy xuất hiện tê tay chân, liệt nửa người, cấm khẩu, nặng hơn có thể hôn mê thì đã là tai biến nặng. Nếu bệnh nhân bị hôn mê sâu thì nguy cơ tử vong rất cao.

Vì thế theo khuyến cáo của Hội tim mạch Việt Nam, cũng như của Hoa Kỳ hay của thế giới thì chúng ta phải kiểm tra sức khỏe định kỳ. Theo khuyến cáo, những người nam trên 40 nữ 45 bắt buộc phải kiểm tra sức khỏe định kỳ  6 tháng/lần, làm sinh  hóa máu, đặc biệt là phải đo huyết áp.

“Cơn đột quỵ do tai biến thường đột ngột, khoảng 10 % là có triệu chứng  báo trước, ví dụ như do cơn thiếu máu não thoáng qua, biểu hiện ở thần kinh thoáng qua...Còn 90% xảy ra đột ngột và người bệnh không có biểu hiện từ trước, có chăng biết trước mình bị tăng huyết áp, còn hầu như  không có triệu chứng chính vì thế mà bệnh THA  không có triệu chứng mà tai biến thì xảy ra đột ngột do đó vấn đề phòng ngừa cực kỳ quan trọng” GS. Tuấn nhấn mạnh.

IMG 6135
GS. Nguyễn Quang Tuấn, Giám đốc BV Tim Hà Nội

Gs. Tuấn khuyến cáo, trong trường hợp sơ cứu người bị tai biến thì sợ nhất là bệnh nhân bị nôn, sặc chất nôn hoặc bệnh nhân bị hôn mê, tụt lưỡi khiến lưỡi chẹn vào đường thở gây ra ngạt thở. Lúc này người nhà nên cho bệnh nhân nằm còn đầu thì quay sang một bên chẳng may bệnh nhân có nôn  thì không nuốt phải chất nôn đó và nếu chẳng may hôn mê sâu thì lưỡi  không đè vào đường thở bệnh nhân không bị ngạt thở.

Nhiều trường hợp trễ cơ hội điều trị do thiếu kiến thức về bệnh

GS.TS Nguyễn Quang Tuấn cũng chia sẻ, trong quá trình điều trị bệnh nhân bác sĩ gặp nhiều trường hợp bệnh nhân bỏ qua giai đoạn “cửa sổ vàng”  đưa bệnh nhân đến viện do đó nhiều trường hợp trễ điều trị bệnh.

Có tình trạng này theo Gs Tuấn là, thông tin chúng ta tuyên truyền đôi khi không đến được với bà con vùng sâu vùng xa nên rất nhiều người bị tai biến nhưng theo quan niệm dân gian gọi là trúng gió và vì nghĩ là trúng gió nên thường người nhà để bệnh nhân ở nhà cạo gió, bôi dầu cao mà bỏ qua thời gian vàng đưa bệnh nhân đến viện  sớm nhất.

Cửa sổ vàng đối với các bệnh nhân đột quỵ là trong khoảng thời gian từ 3 giờ -6 giờ sau khi xảy tai biến. Nếu bệnh nhân được đưa đến BV sớm thì chúng ta hoàn toàn có thế xử lý tốt nhất cho bệnh nhân, lúc đó không chỉ giữ tính mạng cho bệnh nhân mà chất lượng cuộc sống của bệnh nhân cũng cao hơn, khả năng bình phục tốt hơn.

Nói về phương pháp điều trị đột quỵ trong y học cổ truyền mà hiện nay người dân hay áp dụng khi thấy người nhà có biểu hiện của đột quỵ, PGS.TS Vũ Nam, Giám đốc Bệnh viện y học cổ truyền Trung ương cho rằng quan niệm của y học cổ truyền đột quỵ gọi là trúng phong  tuy nhiên khi bệnh nhân bị tai biến tại nhà gia đình cần phải đưa người bệnh tiếp cận ngay với các cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.  Một số người dùng các biện pháp dân gian theo lời mách như trích máu đầu ngón tay thì tuyệt đối không được áp dụng bởi để làm những công việc này thì cần phải người có chuyên môn mới làm được.

“Điều trị đột quỵ trong y học cổ truyền cũng phải kết hợp với y học hiện đại mới cho hiệu quả. Nếu những bệnh nhân bị đột quỵ mà được cấp cứu trong thời gian vàng có thể nhờ y học hiện đại can thiệp thì chúng tôi cũng chuyển tới các cơ sở y tế để được can thiệp kịp thời. Còn đối với bệnh nhân đã gặp di chứng sau đột quỵ, thì y học cổ truyền ở giai đoạn sau bán cấp chúng tôi điều trị ổn định huyết áp, sau đó chúng tôi sẽ sử dụng các biện pháp uống thuốc, xoa bóp bấm huyệt,…”, Giám đốc BVYHCT trung ương nhấn mạnh.

Theo đó, các chuyên gia khuyến cáo khi người bệnh có tiền sử tăng huyết áp, bệnh vành mà xuất hiện những triệu chứng như trên người nhà nhanh chóng tiếp cận với các cơ sở khám chữa bệnh, nếu có thể vào các cơ sở chuyên khoa về tim mạch sẽ tốt cho người bệnh. Bởi vì khi xảy ra tai biến rồi để lại hậu quả di chứng suốt đời, ảnh hưởng đến vấn đề chăm sóc rất phức tạp.

Nguồn tin: Báo Sức khỏe Đời sống

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây