Các thuốc điều trị một số bệnh lý tuyến giáp

Thứ sáu - 27/04/2018 10:40
Các bệnh lý tuyến giáp là những bệnh lý thường gặp và nữ mắc nhiều hơn nam. Khi chức năng hoạt động của tuyến giáp bị rối loạn sẽ gây ra các bệnh lý tuyến giáp (cường giáp, nhược giáp,) ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh.

Đặc biệt với trẻ em, các rối loạn chức năng tuyến giáp sẽ gây ra sự sa sút trí tuệ và chậm phát triển về thể chất!

Tuyến giáp có hình cánh bướm nằm ở trước cổ, phía dưới thanh quản, chia làm hai thùy nối với nhau qua một phần gọi là eo giáp.

Tuyến giáp sản sinh ra các hoóc-môn tuyến giáp: thyroxin (T4) và tri-idothyronin(T3), đóng vai trò hết sức quan trọng cho sự chuyển hóa năng lượng của cơ thể.

Khi chức năng hoạt động của tuyến giáp bị rối loạn sẽ gây ra các bệnh lý tuyến giáp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Đặc biệt với trẻ em, các rối loạn chức năng tuyến giáp sẽ gây ra sự sa sút trí tuệ và chậm phát triển về thể chất!

Các bệnh lý tuyến giáp

Tùy theo mức độ sản sinh hoóc-môn của tuyến giáp, các bệnh lý tuyến giáp được phân loại như sau:

Cường giáp (hyperthyroidism): tình trạng tuyến giáp bị kích thích sản sinh quá nhiều các hoóc-môn tuyến giáp, làm gia tăng quá trình chuyển hóa. Bệnh Basedow (còn được gọi là bệnh Graves) là một dạng cường giáp, các kháng thể của chính cơ thể kích thích tuyến giáp sản sinh ra nhiều hormone tuyến giáp. Vì vậy, bệnh Basedow là một bệnh tự miễn.

Cac thuoc dieu tri

Các triệu chứng của cường giáp:

Tuyến  giáp phình to.

Căng thẳng, mỏi mệt.

Run cơ.

Rối loạn kinh nguyệt.

Giảm cân dù tăng cảm giác thèm ăn.

Nhịp tim nhanh.

Mắt lồi…

Nhược giáp (hypothyroidism): tình trạng tuyến giáp bị rối loạn chức năng sản sinh quá ít các hoóc-môn tuyến giáp.

Bệnh viêm tuyến giáp Hashimoto là một dạng nhược giáp và cũng là bệnh tự miễn, các kháng thể của chính cơ thể gây ức chế tuyến giáp sản sinh quá ít các hoóc-môn tuyến giáp.

Các triệu chứng của nhược giáp:

Mệt mỏi.

Yếu cơ.

Da khô.

Vọp bẻ.

Tim đập chậm.

Rụng tóc.

Giọng nói khàn…

Bình giáp: một dạng bướu giáp (goitre), tuyến giáp phình to ra nhưng chức năng sản sinh hoóc-môn tuyến giáp vẫn hoạt động bình thường.

Bướu giáp đơn thuần là một dạng bình giáp, thường gặp ở những vùng mà chế độ dinh dưỡng không cung cấp đủ iod cho cơ thể. Vì thiếu iod (thành phần chính của các hoóc-môn tuyến giáp) nên tuyến giáp phải phình to ra để gia tăng sản sinh các hoóc-môn tuyến giáp.

Bình giáp thường không gây ra triệu chứng gì, chỉ khi nào tuyến giáp phình ra quá to gây chèn ép làm khó thở, khó nuốt…

Thuốc điều trị các bệnh lý tuyến giáp

Thuốc điều trị cường giáp: có hai nhóm thuốc được sử dụng là nhóm thuốc kháng giáp và nhóm thuốc chẹn beta.

Nhóm thuốc kháng giáp (antithyroid drugs) như propylthiouracil, methylthiouracil, carbimazole, methimazol…Cơ chế hoạt động của nhóm thuốc này là ức chế enzyme thyroperoxidase, ngăn chận sự iod hóa các gốc tyrosin của thyroglobulin và sự kết hợp các iodotyrosin với nhau, đây là bước quan trọng để tổng hợp nên T3 và T4, do đó làm giảm sự sản sinh ra các hoóc-môn tuyến giáp.

Cần lưu ý:

Tác dụng phụ của thuốc là làm mất bạch cầu hạt. Vì vậy, khi thấy xuất hiện các triệu chứng sốt, viêm họng, nổi ban da, rét run… cần lập tức ngưng sử dụng thuốc và nhập viện để điều trị!

Thuốc có thể vượt qua hàng rào nhau thai nên không được sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú.

Không được sử dụng thuốc với  người bị suy gan, suy tủy…

Nhóm thuốc chẹn beta ( blocker) như propanolol, metoprol… được sử dụng để làm giảm các triệu chứng do cường giáp gây ra như: nhịp tim nhanh, căng thẳng hồi hộp, run cơ…

Cần lưu ý:

Không được ngừng sử dụng thuốc một cách đột ngột, không sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú, người mắc bệnh viêm phế quản, bệnh hen…

Thuốc điều trị nhược giáp:

Levothyroxin là một chế phẩm tổng hợp của Thyroxin, được sử dụng để bổ sung sự thiếu hụt các hoóc-môn tuyến giáp trong điều trị nhược giáp.

Cần lưu ý:

Khi sử dụng Levothyroxin với liều cao trong một thời gian dài có thể gây ra tình trạng loãng xương.

Levothyroxin có thể sử dụng được cho phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú, nhưng cần phải có sự theo dõi chặt chẽ của thầy thuốc.

Một số tác dụng phụ thường gặp của Levothyroxin: nhịp tim nhanh, hồi hộp, run, đau đầu, mất ngủ, không chịu được nóng…

Thuốc điều trị bình giáp:

Việc phòng ngừa bệnh không để cơ thể thiếu hụt iod là hết sức quan trọng.

Bổ sung muối iod trong khẩu phần ăn hàng ngày là biện pháp phòng ngửa hiệu quả bướu giáp đơn thuần.

Các thuốc được sử dụng trong điều trị các bệnh lý tuyến giáp, đều là những thuốc kê đơn và quá trình điều trị bệnh thường diễn ra lâu dài, nên người bệnh cần tuân theo chặt chẽ các chỉ định điều trị của thầy thuốc và không được tự ý ngừng sử dụng thuốc!

Nguồn tin: Báo Sức khỏe Đời sống

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây