Thuốc nhìn giống nhau (Look alike):
Thuốc được đóng gói trong bao bì trực tiếp (vỉ, viên, ống, lọ, chai, túi) hoặc bao bì gián tiếp (thùng, hộp) tương tự nhau về hình dạng, màu sắc, kích thước và thiết kế trên bao bì.
Thuốc đọc giống nhau (Sound alike):
Là thuốc có tên phát âm tương tự nhau hay có cách viết tương tự nhau.
Dễbịnhầm lẫn trong quá trình lưu trữ, kê đơn, cấp phát, giao nhận và sử dụng thuốc cho bệnh nhân.
- Năm 2012 tại Malaysia: 5.003 báo cáo về sai sót sử dụng thuốc, 6% liên quan đến nhầm lẫn do LASA.
- Ở Mỹ: nhầm lẫn do LASA 7-20%/ sai sót do sử dụng thuốc, 30% do bao bì, chữ viết không rõ ràng.
- Theo trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), ME 700.000 ca cấp cứu và 120.000 ca nhập viện/năm, 26.000 trường hợp liên quan đến thuốc LASA.
Các yếu tố gây nhầm lẫn thuốc LASA
- Chữ viết khó đọc
- Viết tên thuốc không đầy đủ
- Thuốc được đóng gói với nhãn mác, màu sắc và hình dáng tương tự nhau.
- Liều, cách dùng, tác dụng lâm sàng tương tự nhau (thuốc tiểu đường/ các thuốc có dạng bào chế khác nhau).
- Nhầm lẫn do sai sót của cán bộ y tế hoặc bệnh nhân, người bệnh không đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi sử dụng thuốc.
Hậu quả:
Không mang lại hiệu quả điều trị
Có thể gây hại cho bệnh nhân
Tử vong
Một số biện pháp hạn chế nhầm lẫnthuốc LASA như:
Dùng nhãn cảnh báo cho cho những thuốc có nguy cơ nhầm lẫn cao.
Dùng chữ TallMan để nhấn mạnh sự khác biệt đối với thuốc đọc gần giống nhau (Sound alike).
STT |
Tên thuốc |
Tên thuốc nhầm lẫn |
1 |
HaTISEPTOL |
HaDIPRO |
2 |
MeDOVENT |
MetOVANCE |
3 |
DoPAMIN |
DobuTAMINE |
4 |
NoSPA |
NoTHEPA |
- Hoặc in màu, tô màu, đánh số… trên nhãn để làm rõ sự khác biệt của hai thuốc.