Ông đã cùng một số cán bộ Sở y tế trực tiếp đi kiểm tra tại hai bệnh viện trên. Qua kiểm tra cho thấy, Bệnh viện Đa khoa huyện Đức Thọ và Bệnh viện Đa khoa huyện Nghi Xuân đều có 2 xe cứu thương đang được phép lưu hành, hoạt động tốt và vận chuyển người bệnh khi có yêu cầu. Do số lượng người bệnh có nhu cầu vận chuyển cấp cứu không lớn nên dù chỉ có một xe ở nhà cũng đảm bảo yêu cầu khi cần thiết. Việc sử dụng xe cứu thương chở cán bộ đi họp là không đúng. Tuy nhiên có một thực tế là, theo quy định các BV tuyến huyện được trang bị một xe công vụ để chở cán bộ đi công tác, nhưng hai bệnh viên này đều chưa có. Nếu cán bộ bệnh viện đi họp bằng phương tiện công cộng thì sẽ khó đảm bảo đúng giờ còn nếu sử dụng xe thuê ngoài thì hàng năm tốn một khoản kinh phí lớn, trong khi phần lớn bệnh viện khó khăn về ngân sách.
Về việc người bệnh bị “chặt chém” khi thuê xe ngoài và xe cứu thương tư nhân đỗ trong khuôn viên bệnh viện: Sở Y tế đã có các văn bản yêu cầu các bệnh viện chấn chỉnh việc sử dụng xe cứu thương trong vận chuyển cấp cứu. Ngoài ra Bộ Y tế cũng đã đề nghị các cơ sở khám chữa bệnh rà soát và gỡ bỏ các quy định nội bộ về hạn chế người bệnh và người nhà lựa chọn dịch vụ vận chuyển người bệnh ra viện, xin về…trong trường hợp không cần trợ giúp y tế. Đối với các trường hợp chuyển viện, cấp cứu cần sự trợ giúp y tế phải giải thích cho người bệnh cần sử dụng xe chuyên dụng (xe cứu thương bệnh viện và xe vận chuyển cấp cứu 115). Trường hợp người bệnh tự chọn dịch vụ vận chuyển phải ký cam kết và tự chịu trách nhiệm về an tòan người bệnh. Trên địa bàn tỉnh, ngoài xe cứu thương của các bệnh viện còn có đội xe của Trung tâm vận chuyển cấp cứu 115 Hà Tĩnh (niêm yết giá cụ thể) hoạt động 24/24 giờ, đảm bảo nhu cầu của người dân.
Ý kiến bạn đọc