Phát biểu tại buổi họp, bà Nguyễn Thị Minh, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam thống nhất việc điều chỉnh bổ sung Thông tư 37 là tất yếu, nhưng phải theo nguyên tắc phải đảm bảo mức giá dịch vụ phù hợp thực tế, cần tuân thủ giá, cụ thể từng tuyến không mang tính cào bằng; phải thật sự minh bạch, khách quan từ hai phía BHXH và cơ sở y tế; phải khắc phục cho được những bất cập trong quá trình thực hiện Thông tư 37. “Định mức phải căn cứ vào điều kiện kinh tế xã hội từng vùng, miền, địa phương. Mục đích sửa lần này là cơ cấu lại quỹ bảo hiểm một cách hợp lý nhằm đáp ứng được chi phí tiền lương, công nghệ thông tin và chi phí quản lý”- bà Nguyễn Thị Minh nhấn mạnh.
Tại cuộc họp, đại diện Bộ Tài chính thống nhất cao với đánh giá mặt được của Thông tư 37. Tuy nhiên, mặt hạn chế do một số vấn đề bất cập, vì vậy đề nghị Tổ soạn thảo rà soát thật kỹ các loại giá khi điều chỉnh đảm bảo để ban hành mức giá định mức với hệ số K cho từng tuyến, hạng BV.
Tại cuộc họp, sau khi bàn thảo đại diện lãnh đạo BHXH Việt Nam và Bộ Y tế thống nhất điều chỉnh 88 mức giá (trong đó 6 giá khám bệnh theo 5 hạng BV và Trạm y tế xã, 42 giá ngày giường theo hạng bệnh viện và trạm y tế, 40 giá dịch vụ kỹ thuật chủ là các dịch vụ chẩn đoán như: siêu âm, Xquang, MRI, CT scanne, PET-CT, Nội soi tai mũi họng, y học cổ truyền, phục hồi chức năng…).
Kết luận buổi họp, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho rằng, việc điều chính giá dịch vụ khám chữa bệnh hàng năm là cần thiết, vì giải quyết bất cập trong thực tế cũng như việc điều chỉnh giá Thông tư 37 lần này nhằm cân đối quỹ và chất lượng khám chữa bệnh. Trước mắt, do chưa thể điều chỉnh mức đóng BHYT nên để bảo đảm cân đối quỹ, Bộ Y tế sẽ điều chỉnh giá của một số dịch vụ thông thường như khám bệnh, chiếu, chụp, chẩn đoán, siêu âm, giường... Việc điều chỉnh được thực hiện theo 2 giai đoạn.
Giai đoạn 1, tháng 5/2018 hoàn thành sửa đổi, bổ sung Thông tư 37; Giai đoạn 2 xây dựng định mức phải có hệ số.
Ngoài ra, Bộ trưởng Bộ Y tế đề nghị cần tăng mức chi cho y tế cơ sở trong đó có Đề án xây dựng mẫu 26 trạm y tế thực hiện Nghị quyết 20/BCT về tăng cường y tế cơ sở. Về lĩnh vực y học cổ truyền cần được ưu tiên và quan tâm hơn. Bộ Y tế sẽ có Chỉ thị để chỉ đạo thực hiện nghiêm về giá. Các cơ quan cần có cơ chế kiểm soát hiện tượng lạm dụng, lợi dụng kỹ thuật cao, thuốc biệt dược; kiểm soát tốt đấu thầu thuốc, thiết bị y tế, tăng cường y tế dự phòng...
Nguồn tin: Báo Sức khỏe Đời sống
Ý kiến bạn đọc
Bệnh viện đa khoa huyện Đức Thọ được thành lập vào năm 1957, tiền thân là bệnh xá Linh Cảm gồm 30 giường bệnh. Giai đoạn từ 1957 đến 1962: Do Bs Nguyễn Huy Thiệu làm Bệnh xá Trưởng Giai đoạn từ 1962 đến 1968: Do Bs Nguyễn Văn Dậu Làm Giám đốc Giai đoạn từ 1968 đến 1973: Do Bs...