Bất kỳ một trong những quá trình vừa nêu bị rối loạn có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng.
Khi các tế bào gan bị tổn thương và viêm sẽ giải phóng một số chất nhất định vào trong máu, dẫn đến nồng độ các chất giải phóng cao hơn bình thường như các men gan chẳng hạn. Để kiểm tra mức men gan, bác sĩ thường chỉ định thử nghiệm 2 men gan đặc hiệu: aspartate aminotransferase (AST) và alanine aminotransferase (ALT); có các nồng độ bình thường là: AST = 5 - 40 đơn vị trên mỗi lít huyết thanh; ALT = 7 - 56 đơn vị trên mỗi lít huyết thanh. Nếu men gan tăng nhẹ, hầu hết các trường hợp đều dùng các cách tự nhiên để hạ thấp các men này vì men gan có thể chỉ tăng nhẹ trong một thời gian ngắn do một số nguyên nhân thường gặp và không nghiêm trọng.
Vì sao tăng men gan?
Loại trừ khi mắc một số bệnh nghiêm trọng, nhiều lý do cũng gây men gan tăng cao: Sử dụng nhiều loại thuốc, đặc biệt là những thuốc giảm cholesterol và thuốc giảm đau có chứa acetaminophen; Người có thói quen uống rượu và béo phì có thể làm giảm chức năng của gan và tăng men gan; Người mắc viêm gan A, B, và C, suy tim và bệnh gan không do rượu; Người mắc một số bệnh nghiêm trọng có thể làm tăng mức men gan, bao gồm: bệnh celiac; nhiễm virut Epstein-Barr; viêm túi mật hoặc tụy; suy tuyến giáp; ung thư gan; suy tim; viêm gan do rượu; viêm gan tự miễn; xơ gan.
Các cách tự nhiên để hạ thấp men gan
Chế độ ăn
Ăn nhiều rau xanh giúp cho gan nhận được các vitamin và chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể khỏe mạnh, làm giảm mỡ dự trữ trong gan. Tốt nhất là rau bina, bông cải xanh và bắp cải.
Ăn các loại thực phẩm có nhiều chất xơ là một cách tuyệt vời giúp cơ thể phá vỡ cholesterol và kiểm soát tốt men gan. Chúng cũng sẽ làm tăng lượng mật do gan sản sinh, giúp phá vỡ chất béo. Thực phẩm giàu chất xơ như yến mạch, đậu, quả mọng, quả hạch.
Tăng cường các thực phẩm có tính chất chống oxy hoá: các loại thực phẩm này không làm giảm nồng độ men gan nhưng chúng giúp tối ưu hóa hoạt động của gan. Thực phẩm chống oxy hóa như bơ, củ cải đường chứa flavonoid chống oxy hóa.
Tăng lượng vitamin C: vitamin C làm tăng sức đề kháng miễn dịch, thúc đẩy quá trình hồi phục tế bào gan và giảm các men gan. Tránh xa thức uống có đường, thay vào đó dùng cam quýt chanh và bưởi.
Giảm cân: người béo phì có nguy cơ cao tăng men gan. Giảm cân là một trong những thay đổi lối sống có hiệu quả để kiểm soát men gan. Giữ chỉ số khối cơ thể (BMI) dưới 23 và trên 18,5 (dành cho người châu Á). Nếu chỉ số BMI của bạn trên 23 là thừa cân và trên 25 là béo phì. Kiểm soát vòng eo trong giới hạn cho phép: Đàn ông <90cm và phụ nữ <80cm theo chuẩn người châu Á.
Tập thể dục thường xuyên: duy trì lối sống tích cực để giữ sức khỏe và hỗ trợ tốt chức năng gan. Đi bộ 30 phút mỗi ngày, tối thiểu 5 ngày trong 1 tuần đã đem lại hiệu quả. Nếu không thực hiện được 30 phút liên tục thì có thể tập 10-15 phút/lần, vài lần mỗi ngày. Một số bài tập tốt nhất là chạy bộ, đi bộ, nhảy múa và bơi lội.
Uống đủ nước: nên uống ít nhất 8 ly nước mỗi ngày vì đây là cách tốt nhất để gan lọc chất thải một cách hiệu quả. Hãy uống nước khi thức dậy và trước khi đi ngủ vào ban đêm, để đảm bảo cơ thể luôn được tối ưu hóa trong khi các chức năng hoạt động.
Bỏ rượu: rượu là một nguyên gây tổn hại gan nhiều và nặng nề nhất. Nếu muốn khôi phục lại mức độ men gan, tuyệt đối không uống rượu. Càng giảm lượng cồn, gan của chúng ta càng khỏe mạnh.
Sống trong môi trường tốt: các yếu tố trong gia đình hoặc môi trường làm việc cũng góp phần làm tăng men gan. Hãy sử dụng các sản phẩm làm sạch tự nhiên vì nhiều sản phẩm làm sạch tổng hợp có chứa các độc tố có thể ảnh hưởng đến gan. Luôn kiểm tra tất cả sản phẩm trước khi mua, chọn loại có ít hóa chất độc hại trong thành phần giúp giảm nguy cơ bị phơi nhiễm cho cả gia đình. Cần đảm bảo một môi trường không khói thuốc lá.
Cẩn thận với thuốc đang dùng: Có một số loại thuốc thông thường mua không cần kê đơn như acetaminophen và ibuprofen có thể gây tổn thương gan, đặc biệt là khi sử dụng lâu dài. Nên trao đổi với bác sĩ khi sử dụng các thuốc giảm đau để tránh hại tế bào gan.
Nguồn tin: Báo Sức khỏe Đời sống
Ý kiến bạn đọc
Bệnh viện đa khoa huyện Đức Thọ được thành lập vào năm 1957, tiền thân là bệnh xá Linh Cảm gồm 30 giường bệnh. Giai đoạn từ 1957 đến 1962: Do Bs Nguyễn Huy Thiệu làm Bệnh xá Trưởng Giai đoạn từ 1962 đến 1968: Do Bs Nguyễn Văn Dậu Làm Giám đốc Giai đoạn từ 1968 đến 1973: Do Bs...