Bỏng độ 1:
Da đỏ lên, chỉ ảnh hưởng đến lớp da ở nông nhất, vết bỏng lành nhanh nhưng da bị tổn thương có thể tróc ra sau đó vài ngày. Rám nắng được xếp vào loại bỏng độ 1.
Bỏng độ 2:
Da bị tổn thương sâu hơn, tạo bóng nước. Tuy nhiên một phần chân bì (phần sâu của da) vẫn còn nên da có thể tái tạo lại được. Vì vậy, bỏng độ 2 thường lành, không để lại sẹo, trừ khi diện tích bỏng quá rộng. Ở bỏng độ 2, đường kính vết thương không quá 5-8cm và có thể sơ cứu với những bước sau:
• Để vùng bị bỏng dưới vòi nước lạnh trong ít nhất 5 phút hoặc cho đến khi dịu đau hoặc ngâm vết bỏng vào nước lạnh. Làm mát vết bỏng sẽ làm giảm sưng nhờ dẫn nhiệt ra khỏi da.
• Lưu ý không đặt đá trực tiếp lên vết bỏng có thể gây tê cóng, làm da bị tổn thương thêm. Không làm vỡ bọng nước dễ gây nhiễm trùng.
• Che phủ vết bỏng bằng băng gạc vô trùng: Không dùng bông có sợi có thể kích ứng da. Băng lỏng để tránh đè ép lên vùng da bị bỏng. Băng ngăn không khí ở ngoài chỗ da bị bỏng, làm giảm đau và bảo vệ chỗ da phồng rộp.
Bỏng nhẹ thường liền mà không cần điều trị gì thêm. Vết bỏng khi liền có thể có màu khác với màu da xung quanh. Chú ý phát hiện các dấu hiệu nhiễm trùng, như đau tăng lên, đỏ, sốt, sưng hoặc chảy nước. Nếu nhiễm trùng diễn ra, cần đi khám ngay. Tránh làm bị thương lại hoặc phơi nắng nếu vết bỏng liền chưa được một năm, làm như thế có thể gây thay đổi sắc tố nhiều hơn. Sử dụng kem chống nắng cho vùng bị bỏng trong ít nhất 1 năm.
Bỏng độ 3
Những vết bỏng nặng nhất thường không đau và hủy hoại toàn bộ bề dầy của da. Vùng da bỏng có màu trắng hoặc cháy xém. Nếu bỏng sâu có thể tới mỡ, cơ và xương. Bề sâu của vết bỏng tuy quan trọng cho việc vết bỏng thành sẹo tốt hoặc xấu nhưng chính bề mặt vết bỏng là yếu tố quan trọng quyết định việc biến chuyển toàn thân của người bỏng: bề mặt da bị bỏng càng rộng càng nguy hiểm cho tính mạng vì mất nhiều nước và đau nhiều. Bỏng chiếm trên 15% diện tích được coi là bỏng nặng.
Trong trường hợp này, nên gọi cấp cứu hoặc sự giúp đỡ của y tế. Trong khi chờ đợi, hãy thực hiện những bước sau:
• Không cởi quần áo bị cháy. Tuy nhiên, hãy đảm bảo là nạn nhân không còn tiếp xúc với chất liệu đang cháy âm ỉ hoặc khói hay sức nóng.
• Không ngâm vết bỏng rộng và nặng vào nước lạnh. Làm như vậy có thể gây sốc.
• Kiểm tra các dấu hiệu tuần hoàn (thở, ho hoặc cử động). Nếu không thấy thở hoặc các dấu hiệu khác của tuần hoàn, tiến hành hồi sức tim phổi.
• Che phủ vùng bị bỏng. Dùng băng vô trùng lạnh, ẩm; quần áo sạch, ẩm hoặc khăn ẩm.
Bỏng hóa chất
Nếu hóa chất gây bỏng da, hãy làm theo các bước sau:
• Loại bỏ nguyên nhân gây bỏng bằng cách rửa sạch hóa chất ra khỏi bề mặt da dưới vòi nước lạnh trong 15 phút trở lên. Nếu hóa chất gây bỏng là chất dạng bột như vôi, hãy chải sạch nó khỏi da trước khi rửa.
• Cởi bỏ quần áo hoặc đồ trang sức đã bị dính hóa chất.
• Che phủ vùng bị bỏng bằng băng gạc khô, vô trùng hoặc quần áo sạch.
Bỏng hóa chất nhẹ thường liền mà không cần điều trị gì thêm.
Đến ngay cơ sở y tế nếu:
• Nạn nhân có dấu hiệu sốc, như ngất, da xanh tái hoặc thở nông.
• Bỏng hóa chất thấm qua lớp da ngoài cùng, và gây bỏng độ 2 trên diện tích có đường kính trên 5 - 8cm.
• Bỏng hóa chất xảy ra ở mắt, bàn tay, bàn chân, mặt, bẹn hoặc mông hoặc ở khớp lớn.
Nếu bạn không biết chắc liệu chất đó có độc hay không, hãy gọi ngay cho trung tâm chống độc. Nếu bạn đến cơ sở y tế, hãy mang theo hộp đựng hóa chất hoặc bản mô tả đầy đủ về hóa chất đó để nhận dạng.
Nếu bạn bị hóa chất bắn vào mắt, hãy thực hiện ngay các bước sau:
1) Rửa sạch mắt bằng nước.
Dùng nước sạch chảy từ vòi nước ấm trong ít nhất 20 phút, và sử dụng những cách sau đây là nhanh nhất:
• Dùng vòi hoa sen phun nước ấm lên trán cho nước chảy tràn qua bên mắt bị hóa chất. Hoặc hướng vòi phun vào phần sống mũi giữa hai mắt nếu cả hai mắt đều bị dính hóa chất.
• Cúi đầu dưới vòi nước và nghiêng sang một bên. Sau đó cố mở bên mắt bị hóa chất trong khi cho nước chảy nhẹ nhàng.
• Với trẻ em, tốt nhất là cho trẻ nằm trong bồn tắm hoặc ngửa đầu vào bồn rửa trong khi bạn phun nhẹ nước lên trán ở bên mắt bị dính hóa chất hoặc vào chỗ sống mũi giữa hai mắt. Nhớ rửa trong ít nhất 20 phút cho dù bạn dùng cách nào.
2) Rửa tay bạn bằng xà phòng và nước. Rửa tay thật kỹ để đảm bảo không còn hóa chất hoặc xà phòng dính trên đó. Mục tiêu trước nhất của bạn là loại bỏ hóa chất ra khỏi bề mặt mắt, nhưng sau đó bạn cần đảm bảo loại bỏ hóa chất ra khỏi tay.
3) Tháo kính áp tròng. Nếu kính chưa bị tuột ra trong khi rửa, thì bạn hãy tháo chúng ra.
Thận trọng:
• Không dụi mắt, dụi mắt có thể gây tổn thương thêm.
• Không cho bất kỳ thứ gì ngoài nước hoặc nước muối sinh lý để rửa kính áp tròng vào mắt, và không dùng thuốc nhỏ mắt trừ khi bác sĩ khuyên bạn làm như vậy.
Đến ngay cơ sở y tế.
Sau khi làm theo các bước ở trên, hãy đến ngay cơ sở y tế hoặc gọi cấp cứu. Mang theo hộp đựng hóa chất hoặc tên hóa chất khi bạn đến cơ sở y tế. Nếu có thể, hãy đeo kính râm vì mắt bạn sẽ rất nhạy cảm với ánh sáng.
Bỏng điện
Vết bỏng điện có thể biểu hiện ít hoặc không hề thấy trên da, nhưng tổn thương có thể lan rộng sâu xuống các mô bên dưới da. Nếu một dòng điện mạnh truyền qua cơ thể bạn, thì tổn thương bên trong, như rối loạn nhịp tim hay ngừng tim, có thể xảy ra. Đôi khi sức giật của điện có thể làm cho bạn bị văng ra hoặc bị ngã, gây gãy xương hoặc các chấn thương liên quan khác.
Gọi cấp cứu ngay nếu người bị bỏng điện bị đau, lú lẫn, hoặc thay đổi nhịp thở, nhịp tim hay ý thức.
Trong khi chờ cấp cứu, hãy làm các bước sau:
• Trước tiên hãy quan sát, đừng chạm vào: Nạn nhân có thể vẫn tiếp xúc với nguồn điện. Chạm vào người đó có thể truyền điện sang bạn.
• Ngắt nguồn điện nếu có thể: Nếu không, hãy di chuyển nguồn điện ra xa cả bạn và người bị thương bằng một vật không dẫn điện được làm từ bìa các tông, nhựa hay gỗ.
• Kiểm tra dấu hiệu tuần hoàn (thở, ho hoặc cử động). Nếu không có, bắt đầu hồi sức tim phổi ngay.
• Đề phòng sốc: Đặt nạn nhân nằm xuống ở tư thế đầu hơi thấp hơn thân người và kê cao chân.
• Che phủ vùng bị bỏng: Nếu nạn nhân đang thở, hãy che phủ vùng bị bỏng bằng băng gạc vô trùng, hoặc bằng vải sạch. Không sử dụng vải màn hay khăn mặt. Các sợi vải lùng nhùng có thể dính vào vết bỏng.
Nguồn tin: Báo Sức khỏe Đời sống
Ý kiến bạn đọc
Bệnh viện đa khoa huyện Đức Thọ được thành lập vào năm 1957, tiền thân là bệnh xá Linh Cảm gồm 30 giường bệnh. Giai đoạn từ 1957 đến 1962: Do Bs Nguyễn Huy Thiệu làm Bệnh xá Trưởng Giai đoạn từ 1962 đến 1968: Do Bs Nguyễn Văn Dậu Làm Giám đốc Giai đoạn từ 1968 đến 1973: Do Bs...