Nhiều người mách tôi bôi xà phòng lên vết bỏng, nhưng tôi làm nhiều lần mà vết bỏng không xẹp đi. Vậy nên làm gì khi mới bị bỏng?
Trần Thị Nghĩa (Yên Bái)
Khi bị bỏng, nhiều người đã tự ý điều trị tại nhà bằng các kinh nghiệm truyền miệng như: bôi xà phòng, xoa nước mắm, bôi kem đánh răng, đắp thuốc... Thậm chí còn dội nước đá lên vết bỏng. Đây là những cách sơ cứu rất sai lầm. Tác dụng của những cách đắp này chưa được xác thực, trong khi biến chứng để lại nặng nề hơn vì dễ gây nhiễm khuẩn vết thương.
Khi phát hiện nạn nhân bị bỏng, cần cách ly nạn nhân ra khỏi tác nhân gây bỏng, ngâm vùng bị bỏng vào nước mát, sạch trong khoảng 15-20 phút. Vào mùa đông, thay vì ngâm, nên đắp khăn ướt sạch lên vết thương. Phải xử trí đúng ngay sau khi bị bỏng, nếu để quá 15 phút thì hiệu quả sẽ giảm đi một nửa. Có thể dùng nước muối nhạt để lau nhẹ vết bỏng phồng rộp. Bước tiếp theo là lấy gạc khô băng ép lên để tránh phồng. Nâng cao vùng bị bỏng sẽ giúp vết thương giảm phù nề hơn.
Không chọc vỡ các chỗ phồng ra, kể cả nốt phồng phát triển quá lớn hoặc tạo cảm giác rất đau đớn. Khi các nốt phồng nước vỡ, cần lau rửa và dùng một miếng vải sạch hoặc gạc để bảo vệ da cho đến khi lành hẳn, thường là 3 - 4 ngày thì da sẽ liền.
Trường hợp bỏng sâu, có đau nhức, vết bỏng sưng tấy, thì cần đến cơ sở y tế khám và chữa trị. Không được tự ý bôi thuốc lên vết bỏng.
Nguồn tin: Báo Sức khỏe Đời sống
Ý kiến bạn đọc
Bệnh viện đa khoa huyện Đức Thọ được thành lập vào năm 1957, tiền thân là bệnh xá Linh Cảm gồm 30 giường bệnh. Giai đoạn từ 1957 đến 1962: Do Bs Nguyễn Huy Thiệu làm Bệnh xá Trưởng Giai đoạn từ 1962 đến 1968: Do Bs Nguyễn Văn Dậu Làm Giám đốc Giai đoạn từ 1968 đến 1973: Do Bs...